Lắp đặt hệ thống máy nén khí trục vít cũng là một bước rất quan trọng để đảm bảo máy nén khí có thể vận hành ổn định, hoạt động bền bỉ và có hiệu quả, ít xảy ra lỗi vặt và hư hỏng.
Hệ thống máy nén khí trục vít về cơ bản gồm có: máy nén khí trục vít , bình khí nén, máy sấy khí, bộ lọc, (*máy sấy khí hấp thụ)
Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý khách hàng cách lắp đặt một hệ thống máy nén khí an toàn và hiệu quả.
Thứ tự của các thiết bị trong một hệ thống máy nén khí cũng rất quan trọng. Một thứ tự thiết bị được lắp đặt một cách khoa học và thông minh giúp bạn tiết kiên được năng lượng, đảm bảo các thiết bị vận hành ổn định và luôn đạt hiệu suất cao nhất.
Chúng tôi khuyên bạn nên sắp xếp thứ tự các thiết bị trong hệ thông máy nén khí như sau: máy nén khí → bình tích khí → máy sấy khí → bộ lọc.
Lưu ý: Quý khách hàng nên lắp đặt thêm một đường ống Bypass (hay còn được gọi là đường ống dự phòng) cho các thiết bị sau máy nén khí như máy sấy khí hoặc bộ lọc.
Việc lắp đặt đường ống Bypass để phòng trường hợp máy sấy khí hoặc bộ lọc gặp vấn đề hay cần tháo ra bảo dưỡng. Hệ thống có thể dùng tạm đường ống khí này. Để không làm gián đoạn dây truyền sản xuất.
Đường ống dẫn khí của hệ thống máy nén khí giống như huyết mạch của cơ thể vậy. Chúng có vai trò dẫn khí đến các thiết bị tiêu thụ khí nén trong nhà máy.
Đường ống được bố trí hợp lý, chọn đúng chất liệu và kích thước giúp lượng khí nén được lưu thông tốt và ổn định, không bị tụt áp ở các điểm cuối của đường ống.
Đã có rất nhiều trường hợp các nhà máy, xí nghiệp không lưu tâm đến vấn đề này. Hậu quả có thể kể đến như: áp suất phân bố không đồng đều, khí nén khi sử dụng lẫn nhiều nước, đường ống bị vỡ,…
Chất liệu nên sử dụng là: Ống thép mạ kẽm, Ống Tuy Ô thuỷ lực
Chất liệu ít được sử dụng: Ống Inox, Ống nhôm hoặc ống PPR (ống nước chịu nhiệt) (* Lưu ý không khuyến khích sử dụng ống PPR)
Vì áp lực của khí nén sinh ra rất lớn (8-10 Bar) do đó tất cả đường ống nên sử dụng ống thép mạ kẽm hoặc ống nhôm hoặc ống inox. Tránh và hạn chế sử dụng ống nhựa chịu nhiệt vì rất dễ xảy ra tình trạng nổ đường ống. Đặc biệt là ống dẫn nước thông thường
Kích thước của đường ống: Kích thước này sẽ được tùy biến theo công suất và lưu lượng của máy nén khí, ngoài ra còn theo nhu cầu sử dụng của các thiết bị.
Đường ống dẫn khí nén phải đi đường ống chính nổi (tốt nhất là trên cao khoảng 3 -5m). Tuyệt đối không được đi âm dưới đất hoặc đi trong tường vì khi xảy ra rò rỉ khó phát hiện và khắc phục sẽ gây nhiều tổn thất.
Nên thiết kế đường ống dạng vòng tròn trong nhà máy để áp suất ổn định khi sử dụng.
Các đường ống nhánh lấy khí nén từ đường ống chính phải lấy bên trên (mặt trên của đường ống) để tránh lấy phải nước đọng trong đường ống.
Trong quá trình hoạt động, máy nén khí tỏa ra rất nhiều nhiệt lượng ra xung quanh. Do đó, khi lắp đặt hệ thống máy nén khí, cần làm thêm một hệ thông thông gió cho máu nén khí.
Hệ thống thông gió sẽ đưa khí nóng thoát ra xa máy nén khí. Máy nén khí không phải hút ngược luồng gió nóng lại vào trong cụm nén. Từ đó làm giảm một phần nhiệt độ của cụm nén.
Việc để máy nén khí hoạt động liên tục ở nhiệt độ cao ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thọ của máy.
Khí hậu nước ta là loại khí hậu nóng ẩm. Vì vậy không khí đưa vào máy nén khí và lượng khí nén sẽ có lẫn rất nhiều nước. Về lâu dài sẽ tích tụ một lượng lớn nước ngưng đọng trong đường ống.
Khí nén có lẫn nước có thể làm hỏng đường ống và các thiết bị sử dụng máy nén khí.
Do đó, việc lắp thêm một đường ống xả nước thải cũng rất cần thiết và đáng lưu tâm.
KHÔNG NÊN lắp đặt ở những nơi như:
Nơi nước mưa có thể hắt vào máy nén khí.
Môi trường xung quanh nhiều bụi bẩn, khí độc hại, hơi dầu,…
Gần các thiết bị khác trong nhà xưởng. Vì có thể máy nén khí hấp thụ nhiệt của các thiết bị khác gây nóng máy, hoặc các bụi bẩn và hơi dầu trong nhà xưởng.
Nơi không bằng phẳng, gồ ghề, hay bị rung lắc,…
NÊN lựa chọn nơi lắp đặt máy nén khí như:
Có không gian thoáng, ít khói bụi.
Nơi khô ráo, sạch sẽ với nền bằng phẳng, vững chắc.
Nên xây phòng riêng cho máy nén khí để hạn chế tối đa tác động từ bên ngoài môi trường.
Không gian lắp đặt phải rộng rãi, thoáng khí, khoảng cách giữa các thiết bị phải đảm bảo tránh xảy ra cộng hưởng nhiệt cũng như dễ dàng cho sửa chữa và thay thế.
Kiểm tra nguồn điện cung cấp so với số pha, điện áp, tần số của động cơ.
Lắp dây đai phải thẳng hàng và vuông góc với động cơ.
Độ căng của dây đai: Dây đai của máy nén khí nên được lắp sao cho khi ta dùng một lực khoảng 3-4 kg ở giữa dây đai thì đạt được độ võng vào khoảng cách 10-12 mm (dây đai không bị căng quá).
Chú ý: Dây đai không được lắp căng quá do có thể dẫn đến quá tải gây hỏng động cơ. Dây đai nếu lắp lỏng quá dẫn đến hiện tượng dây đai bị quá nhiệt và tốc độ không ổn định dễ bị tuột.
Khi sử dụng máy nén khí trục vít cần phải đảm bảo các yêu cầu về độ an toàn như sau:
Nên ngắt công tắc điện của máy khi không làm việc để tránh máy tự khởi động.
Nên sử dụng bảo hiểm đai để làm kín hoàn toàn dây đai và có thể đặt dây đai hướng về phía bức tường. Khoảng cách tối thiểu để thuận tiện cho việc bảo dưỡng và sửa chữa là khoảng 3m.
Xả hết áp lực của khí nén còn lại trong hệ thống trước khi tiến hành bảo trì sửa chữa để đảm bảo độ an toàn.
Không được thay đổi các cài đặt liên quan tới hoạt động của van an toàn.
Khi lắp điện phải chú ý không được bỏ qua rơ le bảo vệ dòng quá tải của động cơ.
Quý khách nên thay dầu sau 500 giờ làm việc đầu tiên. Tiếp đó là 2000 – 3000 giờ cho các chu kỳ tiếp theo hoặc theo quy định của nhà sản xuất. Có thể thay dầu sớm hơn thông thường tùy theo điều kiện môi trường và hiệu suất làm việc.
Công ty TNHH Thiết Bị Công Nghiệp Phúc Luân Hải chuyên lắp đặt hệ thống máy nén khí trục vít
Giá luôn tốt nhất thị trường, chiết khấu cao
Đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu riêng của quý khách hàng
Chính sách thanh toán linh hoạt
Mọi sản phẩm do chúng tôi cung cấp đều được bảo hành tối thiểu 12 tháng
Chúng tôi có đội ngũ bán hàng và kỹ thuật chuyên nghiệp sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ miễn phí 24/7
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn máy nén khí phù hợp nhất với quý khách Hotline: 0858.368.365