CÁCH LỰA CHỌN BÌNH KHÍ NÉN PHÙ HỢP – TIẾT KIÊM CHI PHÍ – HIỆU QUẢ
Lựa chọn bình khí nén phù hợp cũng là một công việc quan trọng. Sử dụng bình khí nén không làm ảnh hưởng đến lưu lượng khí nén, mặc dù một số khách hàng vẫn tin rằng vấn đề không đủ không khí có thể được khắc phục bằng cách tăng kích thước của bình khí nén. Đây là quan điểm chưa đúng. Nếu lượng khí nén không đủ cung cấp trong các nhà máy, khả năng đầu tiên cần được kiểm tra là công suất của máy nén khí.
– Ổn định áp suất trong hệ thống, dây chuyền sản xuất
– Đề phòng trường hợp dây chuyền đột ngột tiêu thụ một lượng lớn khí nén mà máy nén khí không đáp ứng kịp
– Tăng thêm thời gian của từng chu kỳ ra – vào tải và giảm số chu kỳ trong một giờ của máy nén khí
– Giảm tải áp lực cho máy sấy khí và hỗ trợ khả năng đáp ứng của máy sấy khí
Ngoài những vấn đề ở trên, còn có những trường hợp đặc biệt khác cần đến một bình khí nén lớn hơn. Đơn cử như nhà máy có nhiều thiết bị tiêu thụ khí nén, hoặc khi máy hoạt động một lần trong khoảng thời gian nhất định và tiêu thụ một lượng lớn khí nén.
Chúng tôi xin giải thích trường hợp này bằng ví dụ sau:
-Lượng khí nén thiết bị tiêu thụ là 1500 lít/phút trong một thời gian nhất định – Đây gọi là lượng khí tiêu thụ (CA).
-Khi thiết bị hoạt động, khoảng thời gian tiêu thụ khí nén là 5 giây – Đây được gọi là thời gian tiêu thụ (CT).
Thiết bị đòi hỏi áp lực tối thiểu là 6 bar. Ta có phép tính sau:
CA x CT = Tổng lượng khí nén tiêu thụ trong một chu kỳ làm việc.
⇒ 1500 x 5 = 7500 lít, đây là tổng lượng khí nén được tiêu thụ trong một chu kỳ làm việc.
Phép tính trên cho chúng ta thấy rằng 7500 lít khí nén sẽ được tiêu thụ trong vòng 5 giây. Do đó chúng ta cần phải lựa chọn bình khí nén cho phù hợp.
-Giả sử chúng ta có một bình khí nén 1000 lít, áp lực 8 bar. Trong trường hợp này, khi bình khí nén của chúng ta có đầy đủ khí nén là: 8 x 1000 = 8000 lít khí nén sẽ được lưu trữ.
Với 8000 lít khí nén được lưu trữ trong bình sẽ đáp ứng được 7500 lít khí nén cần thiết của thiết bị, nhưng vì áp lực tối thiểu của thiết bị là 6 bar: [1000 lít (thể tích của bình khí nén) x 6 bar] = 6000 lít là giới hạn dưới của bình khí nén.
⇒ 8000 – 6000 = 2000 lít khí nén còn trong bình, gọi là số khí có sẵn. Nhưng 7500-2000 = 5500 lít, vì thế ta vẫn cần thêm 5500 lít khí nén nữa.
VÌ vậy: Khí nén trong trường hợp này không đủ sử dụng.
Do đó chúng ta sẽ dùng áp suất 15 bar cho bình khí nén này (1000 lít )
⇒15 x 1000 = 15000 lít khí nén được lưu trữ trong bình.
Và giới hạn dưới của bình = 6000 lít.
Lượng khí nén có sẵn trong bình là: 15000 – 6000 = 9000 lít.
Lượng khí nén thiết bị cần sử dụng là 7500 lít, ở áp suất tối thiểu là 6 bar tại bất kỳ thời điểm nào.
9000> 7500 : có nghĩa là lượng khí nén có sẵn lớn hơn lượng khí nén cần thiết cho thiết bị.
9000 – 7500 = 1500 lít khí nén dư thừa, tăng lượng khí nén còn lại sau khi sử dụng.
Tổng lượng khí nén còn lại trong bình: 6000 + 1500 = 7500 lít.
Áp suất còn lại trong bình sau khi sử dụng: 7500/1000 = 7,5 bar.
Kết luận: Khí nén được cung cấp đủ trong trường hợp này.
Ta sử dụng bình khí nén 5000 lít, khi được nén đến 8 bar, ta có: 8 x 5000 = 40000 lít, đó là tổng lượng khí nén có thể được lưu trữ.
Bởi vì thể tích bình khí nén được tăng lên nên giới hạn dưới của bình ở áp suất 6 bar là: 6 x 5000 = 30.000 lít
Lượng khí nén được lưu trữ có thể được sử dụng: 40.000 – 30.000 = 10.000 lít.
10000 > 7500 có nghĩa là lượng khí nén có sẵn lớn hơn lượng khí nén cần thiết cho thiết bị.
10000 – 7500 = 2500 lít dư thừa, tăng lượng khí nén sau khi sử dụng.
Tổng lượng khí nén còn lại trong bình sẽ là: 30.000 + 2.500 = 32.500 lít.
Áp suất trong bình sau khi sử dụng: 32500/5000 = 6,5 bar.
Kết luận: Khí nén được cung cấp đủ trong trường hợp này.
Nếu để ý, các bạn sẽ thấy rằng không có các phép tính liên quan đến công suất của máy nén khí, vì chúng ta giả định rằng thiết bị phải chờ đợi lâu và chạy một trong khoảng thời gian ngắn, và máy nén chỉ cấp khí cho máy này. Tuy nhiên, nếu thiết bị này được chạy thường xuyên, công suất của máy nén khí cần phải được tăng lên để đáp ứng nhu cầu của thiết bị.
Đối với phương pháp đầu tiên, bình khí nén 1000 lít phải chịu áp lực cao. Một bình khí nén chịu áp lực 15 bar yêu cầu phải được kiểm tra và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền với áp suất ít nhất là 20 bar.
Ưu điểm:
-Do có thể tích bình nhỏ, nó sẽ có những lợi thế không gian sử dụng.
-Giá thành sẽ rẻ hơn.
Nhược điểm:
Các máy nén khí cung cấp khí nén phải được thiết kế để phù hợp với áp suất cao.
Giá thành sẽ cao so với một bình khí nén 1000 lít chỉ chịu 8 bar.
-Độ dày của bình khí nén được tăng lên.
-Gia tăng nguy cơ nổ bình.
-Càng nhiều không khí bị nén lại, áp suất khí vào và áp suất khí ra khỏi bình cũng sẽ cao hơn. Trong nhiều trường hợp, áp lực này đôi khi có thể đem lại lợi ích, tuy nhiên cũng sẽ có những bất lợi.
Đối với phương pháp thứ hai, sử dụng bình khí nén 5000 lít với áp suất 8 bar.
Ưu điểm:
-Có thể sử dụng được hầu hết các loại máy nén khí để nạp đầy bình khí nén.
-Không cần phải sử dung máy nén khí có áp suất cao.
Nhược điểm:
-Bình khí nén sẽ chiếm một diện tích sử dụng lớn hơn.
-Chi phí vận chuyển và lắp ráp cũng cao hơn.
Việc lựa chọn bình khí nén cần lưu ý những điểm sau:
1. Khả năng của máy nén khí ( công suất, áp suất tối đa ).
2. Không gian sử dụng bình khí nén.
3. Chất lượng và độ an toàn của bình khí nén.
4. Lượng khí nén cần tích trữ cho hoạt động sản xuất, hoặc khi cần chạy máy đột ngột.
5. Chú ý khi có nhiều thiết bị sản xuất cùng lúc sử dụng khí nén tại một thời điểm.
Công Ty TNHH Thiết Bị Máy Công Nghiệp 365 là đơn vị chuyên kinh doanh bình khí nén
Hàng mới 100% có đầy đủ giấy tờ chứng nhận
Giá luôn tốt nhất thị trường, chiết khấu cao
Miễn phí vận chuyển ở Hà Nội
Hỗ trợ 50% chi phí giao hàng đến các tỉnh
Chính sách thanh toán linh hoạt
Chúng tôi có đội ngũ bán hàng và kỹ thuật chuyên nghiệp sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ miễn phí 24/7
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn bình khí nén phù hợp nhất với quý khách Hotline: 0858.368.365