Lắp đặt hệ thống máy nén khí trục vít cũng là một bước rất quan trọng để đảm bảo máy nén khí có thể vận hành ổn định, hoạt động bền bỉ và có hiệu quả, ít xảy ra lỗi vặt và hư hỏng.
Hệ thống máy nén khí trục vít về cơ bản gồm có: máy nén khí trục vít , bình khí nén, máy sấy khí, bộ lọc, (*máy sấy khí hấp thụ)
Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý khách hàng cách lắp đặt một hệ thống máy nén khí an toàn và hiệu quả.
Thứ tự của các thiết bị trong một hệ thống máy nén khí cũng rất quan trọng. Một thứ tự thiết bị được lắp đặt một cách khoa học và thông minh giúp bạn tiết kiên được năng lượng, đảm bảo các thiết bị vận hành ổn định và luôn đạt hiệu suất cao nhất.
Chúng tôi khuyên bạn nên sắp xếp thứ tự các thiết bị trong hệ thông máy nén khí như sau: máy nén khí → bình tích khí → máy sấy khí → bộ lọc.
Lưu ý: Quý khách hàng nên lắp đặt thêm một đường ống Bypass (hay còn được gọi là đường ống dự phòng) cho các thiết bị sau máy nén khí như máy sấy khí hoặc bộ lọc.
Việc lắp đặt đường ống Bypass để phòng trường hợp máy sấy khí hoặc bộ lọc gặp vấn đề hay cần tháo ra bảo dưỡng. Hệ thống có thể dùng tạm đường ống khí này. Để không làm gián đoạn dây truyền sản xuất.
Đường ống dẫn khí của hệ thống máy nén khí giống như huyết mạch của cơ thể vậy. Chúng có vai trò dẫn khí đến các thiết bị tiêu thụ khí nén trong nhà máy.
Đường ống được bố trí hợp lý, chọn đúng chất liệu và kích thước giúp lượng khí nén được lưu thông tốt và ổn định, không bị tụt áp ở các điểm cuối của đường ống.
Đã có rất nhiều trường hợp các nhà máy, xí nghiệp không lưu tâm đến vấn đề này. Hậu quả có thể kể đến như: áp suất phân bố không đồng đều, khí nén khi sử dụng lẫn nhiều nước, đường ống bị vỡ,…
Chất liệu nên sử dụng là: Ống thép mạ kẽm, Ống Tuy Ô thuỷ lực
Chất liệu ít được sử dụng: Ống Inox, Ống nhôm hoặc ống PPR (ống nước chịu nhiệt) (* Lưu ý không khuyến khích sử dụng ống PPR)
Vì áp lực của khí nén sinh ra rất lớn (8-10 Bar) do đó tất cả đường ống nên sử dụng ống thép mạ kẽm hoặc ống nhôm hoặc ống inox. Tránh và hạn chế sử dụng ống nhựa chịu nhiệt vì rất dễ xảy ra tình trạng nổ đường ống. Đặc biệt là ống dẫn nước thông thường
Kích thước của đường ống: Kích thước này sẽ được tùy biến theo công suất và lưu lượng của máy nén khí, ngoài ra còn theo nhu cầu sử dụng của các thiết bị.
Đường ống dẫn khí nén phải đi đường ống chính nổi (tốt nhất là trên cao khoảng 3 -5m). Tuyệt đối không được đi âm dưới đất hoặc đi trong tường vì khi xảy ra rò rỉ khó phát hiện và khắc phục sẽ gây nhiều tổn thất.
Nên thiết kế đường ống dạng vòng tròn trong nhà máy để áp suất ổn định khi sử dụng.
Các đường ống nhánh lấy khí nén từ đường ống chính phải lấy bên trên (mặt trên của đường ống) để tránh lấy phải nước đọng trong đường ống.
Trong quá trình hoạt động, máy nén khí tỏa ra rất nhiều nhiệt lượng ra xung quanh. Do đó, khi lắp đặt hệ thống máy nén khí, cần làm thêm một hệ thông thông gió cho máu nén khí.
Hệ thống thông gió sẽ đưa khí nóng thoát ra xa máy nén khí. Máy nén khí không phải hút ngược luồng gió nóng lại vào trong cụm nén. Từ đó làm giảm một phần nhiệt độ của cụm nén.
Việc để máy nén khí hoạt động liên tục ở nhiệt độ cao ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thọ của máy.
Khí hậu nước ta là loại khí hậu nóng ẩm. Vì vậy không khí đưa vào máy nén khí và lượng khí nén sẽ có lẫn rất nhiều nước. Về lâu dài sẽ tích tụ một lượng lớn nước ngưng đọng trong đường ống.
Khí nén có lẫn nước có thể làm hỏng đường ống và các thiết bị sử dụng máy nén khí.
Do đó, việc lắp thêm một đường ống xả nước thải cũng rất cần thiết và đáng lưu tâm.
KHÔNG NÊN lắp đặt ở những nơi như:
Nơi nước mưa có thể hắt vào máy nén khí.
Môi trường xung quanh nhiều bụi bẩn, khí độc hại, hơi dầu,…
Gần các thiết bị khác trong nhà xưởng. Vì có thể máy nén khí hấp thụ nhiệt của các thiết bị khác gây nóng máy, hoặc các bụi bẩn và hơi dầu trong nhà xưởng.
Nơi không bằng phẳng, gồ ghề, hay bị rung lắc,…
NÊN lựa chọn nơi lắp đặt máy nén khí như:
Có không gian thoáng, ít khói bụi.
Nơi khô ráo, sạch sẽ với nền bằng phẳng, vững chắc.
Nên xây phòng riêng cho máy nén khí để hạn chế tối đa tác động từ bên ngoài môi trường.
Không gian lắp đặt phải rộng rãi, thoáng khí, khoảng cách giữa các thiết bị phải đảm bảo tránh xảy ra cộng hưởng nhiệt cũng như dễ dàng cho sửa chữa và thay thế.
Kiểm tra nguồn điện cung cấp so với số pha, điện áp, tần số của động cơ.
Lắp dây đai phải thẳng hàng và vuông góc với động cơ.
Độ căng của dây đai: Dây đai của máy nén khí nên được lắp sao cho khi ta dùng một lực khoảng 3-4 kg ở giữa dây đai thì đạt được độ võng vào khoảng cách 10-12 mm (dây đai không bị căng quá).
Chú ý: Dây đai không được lắp căng quá do có thể dẫn đến quá tải gây hỏng động cơ. Dây đai nếu lắp lỏng quá dẫn đến hiện tượng dây đai bị quá nhiệt và tốc độ không ổn định dễ bị tuột.
Khi sử dụng máy nén khí trục vít cần phải đảm bảo các yêu cầu về độ an toàn như sau:
Nên ngắt công tắc điện của máy khi không làm việc để tránh máy tự khởi động.
Nên sử dụng bảo hiểm đai để làm kín hoàn toàn dây đai và có thể đặt dây đai hướng về phía bức tường. Khoảng cách tối thiểu để thuận tiện cho việc bảo dưỡng và sửa chữa là khoảng 3m.
Xả hết áp lực của khí nén còn lại trong hệ thống trước khi tiến hành bảo trì sửa chữa để đảm bảo độ an toàn.
Không được thay đổi các cài đặt liên quan tới hoạt động của van an toàn.
Khi lắp điện phải chú ý không được bỏ qua rơ le bảo vệ dòng quá tải của động cơ.
Quý khách nên thay dầu sau 500 giờ làm việc đầu tiên. Tiếp đó là 2000 – 3000 giờ cho các chu kỳ tiếp theo hoặc theo quy định của nhà sản xuất. Có thể thay dầu sớm hơn thông thường tùy theo điều kiện môi trường và hiệu suất làm việc.
Công ty TNHH Thiết Bị Công Nghiệp Phúc Luân Hải chuyên lắp đặt hệ thống máy nén khí trục vít
Giá luôn tốt nhất thị trường, chiết khấu cao
Đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu riêng của quý khách hàng
Chính sách thanh toán linh hoạt
Mọi sản phẩm do chúng tôi cung cấp đều được bảo hành tối thiểu 12 tháng
Chúng tôi có đội ngũ bán hàng và kỹ thuật chuyên nghiệp sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ miễn phí 24/7
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn máy nén khí phù hợp nhất với quý khách Hotline: 0858.368.365
Trong quá trình sử dụng bơm hút chân không thường mắc phải những sự cố hỏng hóc khác nhau. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho quý khách một số lỗi thường gặp ở bơm hút chân không và cách sửa chữa bơm hút chân không.
Bơm hút chân không là thiết bị được sử dụng để tạo, cải thiện hoặc duy trì môi trường chân không hoặc gần chân không. Các ngành công nghiệp sự dụng bơm chân không như: Đóng gói sản phẩm, Sản xuất nhựa, Y tế,…
Công Ty TNHH Thiết Bị Công Nghiệp Phúc Luân Hải là đơn vị chuyên tư vấn, hướng dẫn, sửa chữa bơm hút chân không công nghiệp.
Các lỗi thường gặp ở bơm hút chân không
Bơm hút chân không thường mắc phải những lỗi sau:
+ Không hoạt động.
+ Không đủ áp suất.
+ Giảm lưu lượng hút.
Nguyên nhân:
Nguồn điện cung cấp cho bơm hút chân không.
Động cơ đã quá cũ.
Bộ lọc khí của bơm hút chân không bị tắc.
Bi bơm hoặc bi motor bị vỡ.
Cánh gạt của bơm hút chân không có thể bị gãy hoặc bị kẹt giữa rotor và stator.
Cách khắc phục:
Kiểm tra nguồn điện cung cấp cho bơm hút chân không, tủ điện (những mối nối trong tủ điện), nguồn điện cung cấp có giống với nguồn điện định mức của nhà sản xuất không.
Thay thế bộ động cơ mới
Tháo bộ lọc khí ra để vệ sinh hoặc thay thế bộ lọc khí mới.
Tháo ra và thay thế vòng bi và cánh quạt mới.
Nguyên nhân:
Đồng hồ đo áp suất bị hỏng.
Hệ thống chân không bị hở dẫn đến lọt khí bên ngoài vào.
Thiếu dầu (nước) trong bơm hút chân không.
Lọc tách dầu (nước) bị tắc nghẽn.
Van phao dầu bị hỏng dẫn tới van không đóng lại khi cạn dầu.
Công suất của bơm hút chân không quá nhỏ so với nhu cầu.
Cách khắc phục:
Hay đồng hồ đo áp suất mới.
Kiểm tra các mối nối và đường ống.
Bổ sung thêm dầu (nước).
Tháo và vệ sinh bộ lọc hoặc thay thế luôn nếu thấy cần thiết.
Thay thế van phao dầu mới.
Lắp thêm bơm hút chân không hoặc dùng bơm hút chân không công suất cao hơn.
Nguyên nhân:
Đường ống hút bị tắc do dị vật.
Bộ lọc khí sử dụng lâu có thể bị tắc.
Đường ống quá dài so với công suất của bơm hút chân không.
Kích thước ống nhỏ hơn tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
Lò xo của van xả bị hỏng.
Cách khắc phục:
Kiểm tra hoặc thay thế đường ống mới.
Vệ sinh bộ lọc khí hoặc thay mới nếu cần thiết.
Thiết kế lại đường ống, hoặc dùng loại có công suất lớn hơn.
Kiểm tra và sử dụng đường ống có kích thước lớn hơn.
Cân chỉnh lại độ căng của lò xo hoặc thay thế lò xo mới.
Công ty TNHH Thiết Bị Công Nghiệp Phúc Luân Hải là đơn vị chuyên sửa chữa bơm chân không
Chúng tôi chuyên cung cấp sản phẩm, phụ tùng chính hãng 100%
Giá luôn tốt nhất thị trường, chiết khấu cao
Chính sách thanh toán linh hoạt
Chúng tôi có đội ngũ bán hàng và kỹ thuật chuyên nghiệp sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ miễn phí 24/7
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất
Hotline: 0858.368.365
Website: phucluanhai.com – maycongnghiep365.com
Công Ty TNHH Thiết Bị Công Nghiệp Phúc Luân Hải là đơn vị chuyên tư vấn, thiết kế, lắp đặt hệ thống tháp giải nhiệt uy tín với nhiều năm kinh nghiệm cam kết đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất và các yêu cầu của quý khách hàng.
Hệ thống tháp giải nhiệt được sử dụng rất nhiều trong các nhà máy, xí nghiêp. Vai trò của tháp giải nhiệt để làm mát lượng nước nóng lên trong các quy trình công nghiệp. Tháp giải nhiệt được ưa chuộng sử dụng vì hiệu quả làm mát cao, chi phi ban đầu khá thấp.
Việc lắp đặt đúng để tháp giải nhiệt vận hành ổn định và làm việc hiệu quả thì không phải ai cũng làm được. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu quy trình lắp đặt tháp giải nhiệt nhanh chóng, đúng chuẩn.
Để hệ thống tháp giải nhiệt vận hành ổn định, đạt hiệu quá và tuổi thọ cao thì cần phải lắp đặt cẩn thận và đúng quy trình.
Đầu tiên, phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết và đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn. Chuẩn bị vị trí mặt bằng phù hợp để thuận tiện cho việc lắp đặt cũng như bảo trì bảo dưỡng sau này.
Tiếp theo, tiến hành đánh dấu vị trí lắp đặt và vị trí miếng đệm cao su. Khoan và cố định lại vị trí chân tháp. Sau đó là lắp đến mảnh đế bồn của tháp.
Đối với những tháp giải nhiệt có công suất lớn thì người dùng cần phải sử dụng keo để gắn các mảnh đế bồn lại với nhau. Còn với những tháp giải nhiệt loại nhỏ thì phần đế bồn thường được sản xuất thành một khối hoàn chỉnh nên không phải dùng keo gắn.
Sau đó là lắp thanh đỡ, tấm tản nhiệt nước và màng PVC cho tháp giải nhiệt.
Tiếp đến là công việc lắp vỏ bồn cho tháp hạ nhiệt làm mát nước. Đối với những tháp giải nhiệt loại nhỏ thì có thể lắp vỏ bồn trước rồi đặt lên.
Còn đối với những tháp giải nhiệt có công suất lớn thì cần phải tiến hành ghép từng mảnh vỏ bồn lại với nhau. Người dùng cần lưu ý bắt vít thật chặt giữa các mảnh vỏ tháp với đáy tháp và các thanh ngang motor với tháp.
Cuối cùng là lắp đặt thêm lưới xám chắn nước để đảm bảo trong quá trình làm việc nước trong tháp không bị bắn ra ngoài.
Quý khách nên lưu tâm đến những vấn đề sau để tránh mắc phải. Những vấn đề này có thể làm giảm tuổi thọ và hoạt động của tháp:
Lựa chọn lắp đặt ở nơi bằng phẳng vững chãi. Khi lắp đặt cần giữ tháp giải nhiệt luôn đứng thẳng, các ốc vít và bu lông phải được siết chặt. Để trong quá trình tháp hoạt động không bị rung lắc, đảm bảo hoạt động của tháp luôn ổn định, hạn chế hư hỏng.
Không được lắp tháp giải nhiệt quá sát tường. Vì dễ gây hỏng tháp và làm tường xuất hiện nhiều rong rêu. Khoảng cách thích hợp so với tường bao nên lớn hơn chiều cao của tháp.
Nên chọn vị trí lắp đặt có luồng không khí ổn định, phải ngang bằng hoặc cao hơn bình ngưng tụ. Nếu đặt ngược lại thì khi tắt tháp sẽ có một lượng nước lớn dội về tháp. Gây ra tình trạng va đập thủy lực hay còn gọi là hiện tượng búa nước. Điều này cực kì quan trọng vì nó sẽ làm giảm tuổi thọ của tháp.
Khi lắp đặt nhiều tháp giải nhiệt thì khoảng cách giữa hai tháp phải lớn hơn 1/3 đường kính tháp. Nếu đặt ba tháp theo hình tam giác thì khoảng cách giữa các tháp phải lớn hơn 1/2 đường kính tháp.
Sau khi lắp đặt xong tháp giải nhiệt, quý khách cần kiểm tra độ cân chỉnh của tháp. Quý khách dùng thước thủy để đảm bảo tháp được lắp đặt ngay ngắn, chắc chắn, đúng tiêu chuẩn.
Nên lắp đặt trong thời tiết tốt, tránh để nước mưa ảnh hưởng đến keo gắn đế bồn.
Đường ống vào, ra của tháp giải nhiệt phải lắp đi thẳng không được đi lên hoặc đi xuống.
Khi lắp đặt đường ống, người dùng nên chừa một khoảng nhỏ để thuận tiện cho việc bảo trì.
Kích thước của ống nước vào, ra phải đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
Công ty Phúc Luân Hải là đơn vị chuyên lắp đặt hệ thống tháp giải nhiệt
Thi công nhanh chóng đạt tiến độ
Lắp đặt đúng tiêu chuẩn quy trình
Thi công cả thứ 7 và chủ nhật để kịp tiến độ
Giá luôn tốt nhất thị trường, chiết khấu cao
Chính sách thanh toán linh hoạt
Chúng tôi có đội ngũ bán hàng và kỹ thuật chuyên nghiệp sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ miễn phí 24/7
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất Hotline: 0858.368.365
Sửa chữa máy nén khí là một công việc yêu cầu người thực hiện sửa chữa phải có kiến thức và kinh nghiệm. Việc sửa chữa kịp thời và chính xác góp phần giảm thiểu những rủi ro không đáng có. Kèm theo đó là nhanh chóng đưa máy trở lại vào dây chuyền sản xuất, giảm thiểu thiệt hại cho nhà máy, xí nghiệp.
Vì vậy, quý khách hàng không nên tự ý sửa chữa máy nén khí khi chưa đủ kiến thức về các lỗi hay gặp trong quá trình hoạt động. Thay vào đó, quý khách nên tìm đến những cơ sở sửa chữa máy nén khí uy tín và đáng tin cậy.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0858.368.365 để được hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất giúp khắc phục sự cố của máy nén khí của bạn
Máy nén khí không hoạt động
Máy nén khí vẫn hoạt động nhưng chạy không tải
Máy nén khí bị dừng do lỗi quá nhiệt
Máy nén khí chạy với công suất thấp hoặc không tạo đủ áp lực
Khí nén đầu ra lẫn nhiều nước
Dầu bị thất thoát nhiều cùng khí nén
Rơ le bảo vệ quá tải máy nén khí tự hoạt động
Van an toàn bị nhảy/áp suất khí nén cho ra quá cao
Kiểm tra các lỗi hiển thị trên màn hình điều khiển
Kiểm tra nguồn điện cấp cho máy nén khí
Kiểm tra rơ le bảo vệ quá tải động cơ có hoạt động hay không. Nếu chúng hoạt động thì reset lại rơ le
Kiểm tra nút dừng khẩn cấp có hoạt động hay không, có bị kẹt không
Kiểm tra nguồn điện dẫn đến van điện từ, cuộn dây dẫn của van điện từ
Kiểm tra van hút đã mở hay chưa
Kiểm tra mắt thăm dầu để bổ sung thêm hoặc thay thế dầu máy nén khí mới
Kiểm tra quạt làm mát, van điều khiển nhiệt độ của dầu
Kiểm tra vệ sinh giàn trao đổi nhiệt của máy
Xem xét đường ống dẫn dầu về cụm nén có bị tắc không
Giảm nhiệt độ môi trường xung quanh máy nén khí
Kiểm tra lọc khí xem có bị tắc nghẽn hay không và thay thế lọc khí mới nếu bị lỗi hoặc quá thời hạn sử dụng
Đánh giá mức độ sử dụng khí nén hoặc kiểm tra đường ống dẫn khí có bị rò rỉ hay không
Vệ sinh hoặc thay thế mới bộ tách dầu
Kiểm tra hệ thống đường ống của máy xem có rò rỉ ở đâu không
Kiểm tra hoạt động của máy sấy khí và bộ lọc tách nước có hoạt động ổn định hay không
Việc để lượng khí nén có lẫn nhiều nước vẫn được đưa vào sử dụng về lâu dài có thể khiến có thiết bị sử dụng khí nén nhanh bị mòn, ảnh hưởng đến sản xuất
Kiểm tra và vệ sinh bộ lọc tách dầu hoặc thay thế mới nếu bộ lọc tách dầu không thể sử dụng được nữa
Kiểm tra đường hồi dầu
Kiểm tra khả năng hoạt động của van áp suất tối thiểu
Thay thế lượng dầu mới
Kiểm tra mắt thăm dầu, giảm bớt dầu trong máy nén khí nếu quá nhiều
Kiểm tra đầu nén có bị kẹt hay không
Kiểm tra nguồn điện cung cấp cho máy nén khí, độ cách điện giữa các cuộn dây của động cơ điện, mức độ tiếp xúc của các dây cáp
Thay thế rơ le mới nếu các vấn đề trên không xảy ra
Kiểm tra tiếng kêu của cụm nén
Kiểm tra quạt làm mát
Kiểm tra hộp bánh răng, khớp nối
Thay thế các linh kiện phụ tùng chính hãng, thay dầu máy nén khí
Vệ sinh máy nén khí
Sửa chữa các lỗi thường gặp ở máy nén khí
Khắc phục các lỗi nhiệt độ cao
Khắc phục lỗi dò dầu ở máy nén khí
Bảo dưỡng cụm nén, thay bi cụm nén
Và còn nhiều các dịch vụ khác…
Chúng tôi cam kết các linh kiện, phụ tùng, dầu máy nén khí đều là các sản phẩm chính hãng
Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm sửa chữa, tay nghề cao
Phục vụ chu đáo tận tình, nhân viên tư vẫn hỗ trợ 24/24
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ các vấn đề của máy nén khí nhanh nhất Hotline: 0858.368.365
Vai trò bình khí nén là rất quan trọng trong hệ thống khí nén. Như chúng ta đã biết, hệ thống khí nén gồm có máy nén khí, máy sấy khí, bình khí nén và bộ lọc. Vậy, tại sao chúng ta phải lắp đặt bình khí nén trong hệ thống khí nén. Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau phân tích về vấn đề trên.
Bình chứa khí nén hoạt động giống như một thiết bị giảm chấn. Nó giúp ổn định áp suất khí nén đồng thời là một kho dự trữ khí nén. Phục vụ cho các nhu cầu sử dụng tại từng thời điểm khác nhau trong hệ thống.
Đa số các loại máy nén khí trên thị trường hiện nay đều hoạt động theo nguyên tắc vào tải và ra tải. Nó có nghĩa là máy nén khí cung cấp 100% lưu lượng cho phép khi vào tải, hoặc không cung cấp khí nén khi đang ra tải.
Nếu không có bình khí nén trong hệ thống, áp suất sẽ tăng rất nhanh ngay khi máy nén khí bắt đầu bơm khí. Sau đó, máy nén khí sẽ dừng lại (vì áp suất tăng lên đạt được áp suất mong muốn), áp suất cũng giảm xuống nhanh chóng do tiêu thụ nhiều khí nén. Điều này làm cho áp suất trong hệ thống khí nén không ổn định. Máy nén sẽ chạy vào tải/ ra tải nhanh và áp suất sẽ liên tục biến động, ảnh hướng lớn đến các thiết bị sử dụng khí nén.
Trong trường hợp có bình khí nén trong hệ thống, vấn đề trên dễ dàng được giải quyết. Khi máy nén khí bắt đầu bơm không khí, phải mất một thời gian trước khi đạt được áp suất cần thiết. Trong một hệ thống khí nén thông thường, điều này mất ít nhất vài phút (nếu không tiêu thụ khí nén). Bình chứa khí nén càng lớn thì càng mất nhiều thời gian để lấp đầy, nhưng khi chúng ta sử dụng không khí, nó cũng mất nhiều thời gian hơn trước khi áp suất giảm.
Điều này rất tốt, bởi vì nó cung cấp cho người dùng lượng khí nén và áp suất ổn định. Nó cũng giúp kéo dài tuổi thọ cho máy nén khí của bạn. Vì chu kỳ dài hơn, máy nén khởi động và dừng lại bớt đột ngột hơn, giúp giảm hao mòn cho động cơ.
Sử dụng bình chứa khí cũng giúp tiết kiệm năng lượng. Do máy nén khí được ra tải lâu hơn, hoạt động ít hơn (nếu bình chứa khí đủ lớn và máy nén có cơ hội dừng hoàn toàn).
Bình chứa khí thích hợp cho phép khách hàng giảm áp suất không tải của máy nén – một khả năng tiết kiệm năng lượng rất lớn. Với một bình chứa phù hợp, thay đổi áp suất rất chậm. Điều này cho phép cài đặt chênh lệch áp suất nhỏ (chênh lệch giữa điểm chạy tải và không tải). Qua đó cũng cho phép thiết lập áp suất chung thấp hơn. Do máy nén có nhiều thời gian để khởi động trước khi áp suất giảm quá thấp.
Máy nén khí cần có lưu lượng phù hợp với nhu cầu sử dụng khí nén. Nên chọn máy có lưu lượng cao hơn mức tiêu thụ trung bình. Tùy từng thời điểm trong ngày mà nhu cầu cao hoặc ít hơn. Khách hàng cần phải lựa chọn máy nén khí cho nhu cầu lưu lượng cao nhất có thể xảy ra. Đảm bảo có thể duy trì áp lực cần thiết cho các thiết bị sử dụng khí nén.
Trong giai đoạn này, nhu cầu có thể cao hơn công suất của máy nén khí. Bình chứa khi đó sẽ hoạt động như một bộ đệm cho các thời điểm này. Vì việc sử dụng lượng khí nén cao hơn nguồn cung, áp suất không khí sẽ giảm. Sử dụng bình đủ lớn, nó sẽ chứa đủ khí nén để cung cấp cho việc sử dụng vượt mức. Bình chứa càng lớn thì áp suất sẽ giảm càng chậm. Việc sử dụng một lượng lớn khí nén sẽ dừng lại trước khi áp suất giảm quá thấp.
Lượng khí nén nóng và thường chứa nhiều hơi nước. Khí nén vào bình sẽ được hạ nhiệt và ngưng tụ hơi nước. Do đó, dưới đáy bình chứa thường thiết kế thêm van xả đáy. Việc làm mát ban đầu này giúp loại bỏ một phần nước từ khí nén. Nó cũng làm tăng hiệu quả và giảm tải áp lực của máy sấy khí.
Công Ty TNHH Thiết Bị Công Nghiệp Phúc Luân Hải là đơn vị chuyên sản xuất, kinh doanh bình khí nén cao cấp
Hàng mới 100% có đầy đủ giấy tờ chứng nhận
Giá luôn tốt nhất thị trường, chiết khấu cao
Miễn phí vận chuyển ở Hà Nội
Hỗ trợ 50% chi phí giao hàng đến các tỉnh
Chính sách thanh toán linh hoạt
Chúng tôi có đội ngũ bán hàng và kỹ thuật chuyên nghiệp sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ miễn phí 24/7
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn bình khí nén phù hợp nhất với quý khách
Hotline: 0858.368.365
Website: phucluanhai.com – maycongnghiep365.com